BÀI 15
PHẢN NGÂM – PHỤC NGÂM
1/ NHỮNG TRƯỜNG HỢP PHẢN NGÂM – PHỤC NGÂM:
Trong việc thiết lập các phương tọa, hướng
của 1 căn nhà để có được trạch vận tốt, ngoài những vấn đề như nhà phải thật sự
được “Đáo Sơn, Đáo Hướng” (tức Phi tinh phải hợp với hình thế bên ngoài), tránh
được cuộc “Thượng Sơn, Hạ Thủy”, thêm được cách “Thu Sơn, Xuất Sát”, người làm
Phong thủy Huyền Không còn cần để ý 2 cách cục xấu khác là Phản Ngâm và Phục
Ngâm của Sơn tinh và Hướng tinh.
Trường hợp có Phản Ngâm hay Phục Ngâm xảy ra là khi an Vận bàn, Vận tinh số 5 sẽ tới Hướng hay tọa của căn nhà đó. Vì vậy, khi lập Sơn bàn (hay Hướng bàn – xin xem lại bài “PHƯƠNG PHÁP LẬP TINH BÀN”) thì sẽ phải đem số 5 nhập trung cung. Nếu xoay nó theo chiều nghịch thì những số tới 8 cung sẽ đối nghịch với số nguyên thủy của địa bàn trong Lạc thư (hay cộng với số nguyên thủy của địa bàn thành 10). Trường hợp này được gọi là “PHẢN NGÂM” (Phản: tức là đối nghịch hoặc xung khắc). Nếu vận tinh số 5 nhập trung cung xoay thuận, thì những số tới 8 cung sẽ giống như những số nguyên thủy của địa bàn trong Lạc thư. Trường hợp này được gọi là “PHỤC NGÂM” (Phục: tức là tăng áp lực lên vì cùng 1 số).
Thí dụ 1: Nhà hướng SỬU (30 độ), nhập trạch trong vận 8. Nếu lập Vận bàn thì sẽ thấy Vận tinh số 5 tới tọa như hình dưới.
Hình 72: vận bàn của nhà hướng SỬU, 30 độ, vận 8
Bây giờ nếu muốn lập Sơn bàn thì phải lấy số
5 nhập trung cung. Vì nhà này hướng SỬU, nên tọa thuộc sơn MÙI. Mà MÙI thuộc âm
trong Tam nguyên Long, cho nên lấy 5 nhập trung cung rồi xoay nghịch thì sẽ thấy
4 đến TÂY BẮC, 3 đến TÂY, 2 đến ĐÔNG BẮC, 1 đến NAM, 9 đến BẮC, 8 đến TÂY NAM,
7 đến ĐÔNG, và 6 đến ĐÔNG NAM như hình dưới.
Hình 73: vận bàn và Sơn bàn của nhà hướng SỬU, 30 độ,
vận 8
Nếu so sánh vị trí những Sơn tinh này với
phương vị nguyên thủy của chúng trong Lạc thư thì sẽ thấy như sau:
Số 4: vị trí
nguyên thủy (tức địa bàn) trong Lạc thư là tại khu vực ĐÔNG NAM, nhưng trong trạch
vận này lại đổi lên đóng ở phía TÂY BẮC là khu vực đối nghịch với vị trí nguyên
thủy của nó.
Số 3: vị trí
nguyên thủy là phía ĐÔNG, nhưng lại tới đóng ở phía TÂY.
Số 2: vị trí
nguyên thủy là TÂY NAM, nhưng tới đóng ở ĐÔNG BẮC.
Số 1: vị trí
nguyên thủy là phía BẮC, nhưng tới đóng ở phía NAM.
Số 9: vị trí
nguyên thủy là ở NAM, nhưng tới đóng ở phía BẮC.
Số 8: vị trí
nguyên thủy là ĐÔNG BẮC, nhưng tới đóng tại TÂY NAM.
Số 7: vị trí
nguyên thủy là phía TÂY, nhưng tới đóng tại phía ĐÔNG.
Số 6: vị trí
nguyên thủy là TÂY BẮC, nhưng tới đóng ở ĐÔNG NAM.
Như vậy, tất cả các số (hay sao) của Sơn tinh đều đóng tại những khu vực đối nghịch với địa bàn nguyên thủy của chúng, nên đây là trường hợp “PHẢN NGÂM”.
Thí
dụ 2: nhà hướng KHÔN 225 độ, nhập
trạch trong Vận 8. Nếu an Vận bàn thì vận tinh số 5 tới hướng. Vì hướng KHÔN
thuộc dương trong Tam nguyên Long, nên muốn an Hướng bàn phải lấy số 5 nhập
trung cung xoay thuận thì số 6 tới TÂY BẮC, số 7 tới TÂY, số 8 tới ĐÔNG BẮC, số
9 tới NAM, số 1 tới BẮC, số 2 tới TÂY NAM, số 3 tới ĐÔNG, số 4 tới ĐÔNG NAM như
hình dưới.
Hình 74: vận bàn và Hướng bàn nhà hướng KHÔN, 210 độ,
vận 8
Nếu so sánh vị trí của những Hướng tinh này
với phương vị nguyên thủy của chúng trong Lạc thư thì sẽ thấy như sau:
Số 6: vị trí
nguyên thủy (tức địa bàn) trong Lạc thư là phía TÂY BẮC, trong trạch vận này lại
cũng tới đóng tại TÂY BẮC
Số 7: vị trí
nguyên thủy ở TÂY, bây giờ cũng tới đóng tại phía TÂY.
Số 8: vị trí
nguyên thủy ở ĐÔNG BẮC, bây giờ cũng tới ĐÔNG BẮC.
Số 9: vị trí
nguyên thủy ở NAM, bây giờ cũng tới đóng tại NAM.
Số 1: vị trí
nguyên thủy ở BẮC, bây giờ cũng tới đóng tại BẮC.
Số 2: vị trí
nguyên thủy ở TÂY NAM, bây giờ cũng tới TÂY NAM.
Số 3: vị trí
nguyên thủy ở ĐÔNG, bây giờ cũng tới đóng tại ĐÔNG.
Số 4: vị trí
nguyên thủy ở ĐÔNG NAM, bây giờ cũng tới ĐÔNG NAM.
Vì tất cả những Hướng tinh đó đều đóng ngay
tại khu vực địa bàn nguyên thủy của chúng, nên đây là trường hợp “PHỤC NGÂM”.
“Phản ngâm, Phục ngâm, tai họa khó đương”,
đó là lời của cổ nhân viết để nói về những trường hợp này. Cho nên trong “Trạch
vận Tân án” mới viết:” tai họa do “Phản ngâm, Phục ngâm” gây ra chẳng kém gì
“Thượng Sơn, Hạ Thủy”, nếu phạm vào cách đó lập tức người chết, tiền hết”. Vì vậy,
“Phản ngâm, Phục ngâm” là 1 cách rất nguy hiểm cho dương trạch và âm trạch,
nhưng nó cũng được chia làm 2 loại như sau:
· Sơn tinh phạm “Phản ngâm hay Phục ngâm” (viết tắt
là “Phản – Phục ngâm”): chủ gây nguy hại cho nhân đinh trong nhà.
· Hướng tinh phạm “Phản – Phục ngâm” chủ gây nguy
hại cho tài lộc và công việc.
· Trong 2 loại Sơn, Hướng tinh phạm “Phản, Phục
ngâm” ở trên thì còn phân ra 2 trường hợp như sau:
1/ Tất cả Sơn tinh (hay tất cả Hướng tinh) đều phạm “Phản ngâm” hay “Phục
ngâm”. Như trong thí dụ 1 thì tất cả Sơn tinh đều bị “Phản Ngâm”. Trường hợp
này được gọi là “Sơn tinh toàn bàn Phản ngâm”. Còn trong thí dụ 2 thì tất cả Hướng
tinh đều bị “Phục ngâm”, nên được gọi là “Hướng tinh toàn bàn Phục ngâm”.
2/ Trong trạch vận chỉ có 1, 2 Sơn tinh hay Hướng tinh bị Phản ngâm hay Phục ngâm.
Thí dụ: nhà hướng TỐN 135 độ, nhập trạch trong vận 8. Khi an Vận bàn thì Vận tinh số 7 đến Hướng. Nếu muốn an Hướng bàn phải lấy số 7 nhập trung cung xoay nghịch (vì nhà hướng TỐN, trùng với sơn DẬU của số 7, mà DẬU là âm trong Tam nguyên Long) thì 6 đến TÂY BẮC, 5 đến TÂY, 4 đến ĐÔNG BẮC, 3 đến NAM, 2 đến BẮC, 1 đến TÂY NAM, 9 đến ĐÔNG, 8 đến ĐÔNG NAM. Trong tất cả các Hướng tinh đó thì chỉ có số 6 là nằm tại địa bàn nguyên thủy của nó, nên bị “Phục ngâm”, còn những Hướng tinh khác không phạm vào trường hợp này (hình dưới).
Hình 75: vận bàn và Hướng bàn nhà hướng TỐN, 135 độ, vận 8
2/ NHỮNG TRƯỜNG HỢP NGOẠI LỆ:
Tuy nhiên, không phải tất cả các trường hợp “Phản, Phục ngâm” đều gây ra tai họa, mà còn phải phân biệt như sau:
Trường hợp Sơn tinh phạm “Phản – Phục ngâm”: Nếu khu vực có sinh, vượng khí của Sơn tinh có
núi, hay nhà cao, thì nhà đó vẫn phát phúc, vượng nhân đinh, đồng thời có nhân
tài xuất hiện. Trong trường hợp này, vấn đề Sơn tinh bị Phản, Phục ngâm đã được
vượng khí đắc cách hóa giải, nên sẽ không có tai họa cho nhân đinh trong suốt
thời gian những sao này còn là vượng khí.
Ngược lại, nếu những khu vực này không có núi, mà lại có thủy, thì Sơn tinh sẽ vừa bị Phản – Phục ngâm, vừa bị Hạ thủy, nên người trong nhà sẽ gặp những tai họa khủng khiếp, nhân đinh suy bại đến cùng cực.
Thí dụ: nhà hướng CẤN 45 độ, nhập trạch trong vận 8. Tinh bàn của căn nhà như
hình dưới.
Hình 76: trạch vận nhà hướng CẤN, 45 độ, vận 8
Theo trạch vận này thì Sơn tinh toàn bàn “PHỤC NGÂM”. Nhưng vì đang trong vận 8, nên những khu vực có Sơn tinh số 8 (ĐÔNG BẮC), 9 (NAM), 1 (BẮC) mà có núi hay nhà cao thì nhân đinh trong nhà vẫn vượng, chứ không bị tai họa. Nhưng nếu những nơi này lại có Thủy, thì chẳng những là Sinh – Vượng khí của Sơn tinh đã bị “Hạ Thủy”, mà lại còn bị thêm “Phục Ngâm”. Vì vậy, tai họa về nhân đinh càng nặng, có thể đi đến chỗ mất hết người, hay gia đình ngày càng thưa vắng (hình dưới).
Hình 77: nhà hướng CẤN, vận 8, tuy Sơn tinh toàn bàn Phục ngâm, nhưng vì những nơi có SINH – VƯỢNG KHÍ đều có nhà cao, nên nhân đinh vẫn đại vượng
Hình 78: nhà hướng CẤN, Sơn tinh toàn bàn Phục Ngâm, những nơi có SINH – VƯỢNG
khí lại thấp hoặc có Thủy (hồ nước, ngã 4, đường lớn…) nên sẽ bị tai họa lớn về
nhân đinh Ngược lại, nếu những khu vực có khí suy, tử của Sơn tinh mà lại có
núi cao cũng là điều cực kỳ nguy hại cho những ai sống trong căn nhà đó. Còn nếu
những khu vực này có thủy thì sát khí của Sơn tinh đã được hóa giải nên vô hại.
Trường hợp Hướng tinh phạm “Phản – Phục ngâm”: Nếu khu vực có Sinh - Vượng khí của Hướng tinh
có thủy của sông, hồ, ao, biển hoặc cửa ra vào... thì nhà đó vẫn phát tài lộc,
công việc làm ăn tiến triển tốt đẹp. Trong trường hợp này, vấn đề Hướng tinh phạm
Phản – Phục ngâm đã được sinh – vượng khí đắc cách hóa giải, nên sẽ không còn bị
tai họa về tài lộc trong suốt thời gian những Hướng tinh đó còn là vượng khí.
Nếu những khu vực này không có thủy, mà lại
có núi, thì những sinh – vượng khí của Hướng tinh vừa bị Phản – Phục ngâm, vừa
bị Thượng sơn, nên sẽ làm cho nhà đó tán gia bại sản, cơ nghiệp lụn bại.
Thí dụ: nhà hướng MÙI 210 độ, nhập trạch trong vận 8. Trạch vận của căn nhà như hình dưới.
Hình 79: trạch vận nhà hướng MÙI, 210 độ, vận 8
Tuy Hướng tinh của nhà này toàn bàn Phản ngâm, nhưng nếu tại các khu vực có Vượng khí (TÂY NAM) và Sinh khí (BẮC, NAM) có Thủy thì tài lộc của căn nhà vẫn đại vượng, công việc làm ăn tiến triển tốt đẹp.
Hình 80: nhà hướng MÙI, vận 8, những khu vực có SINH – VƯỢNG khí của Hướng tinh đắc Thủy, nên tài lộc đại vượng
Hình 81: nhà hướng MÙI, vận 8, Hướng tinh toàn bàn Phản Ngâm
Các khu vực có SINH – VƯỢNG khí của Hướng tinh lại có nhà cao, nên tài lộc suy bại. Ngược lại, nếu những khu vực có suy, tử khí của Hướng tinh mà có thủy cũng chủ đại phá tài lộc, còn nếu có núi thì Hướng tinh nơi đó đã được hóa giải nên vô hại. Cho nên khi đã biết những trường hợp “Phản – Phục ngâm”, cũng như những yếu tố tác động có thể làm cho chúng gây họa hoặc được hóa giải... thì chúng ta có thể tìm cách tránh né, như không cất nhà phạm vào cách cục đó, hoặc có thể lựa chọn địa hình bên ngoài, hay cấu trúc bên trong cho phù hợp để hóa giải hết (hoặc bớt) những điều xấu này.
Thí dụ: nhà tọa CẤN, hướng KHÔN 225 độ, nhập trạch trong vận 8, trạch vận như hình dưới.
Hình 82: trạch vận nhà hướng KHÔN, 225 độ, vận 8
Trong trạch vận này, Hướng tinh toàn bàn
“Phục ngâm”, nên nếu xây nhà thì có thể tìm những nơi có Sinh – Vượng khí của
Hướng tinh, xem địa hình bên ngoài tại những nơi đó có sông, hồ, ao, biển, hoặc
đường lớn không? Nếu có thì dù bị “Phục ngâm”, nhưng tài lộc vẫn vượng phát tốt
đẹp. Ngược lại, nếu những khu vực đó không có thủy thì phải thiết lập “thủy
nhân tạo”, tức là phải mở cửa sau tại phía ĐÔNG BẮC (nơi có vượng khí số 8, xây
hồ bơi tại khu vực phía BẮC (nơi có sinh khí số 1), để buồng tắm hay làm cầu
thang tại khu vực phía NAM (nơi có sinh khí số 9)... Còn những nơi khác có thể
làm phòng ăn, phòng khách, phòng ngủ, hoặc bỏ trống, hoặc chứa đồ... thì tài lộc
của căn nhà mới tốt, và có thể phát triển lâu dài.
Riêng với “Phản – Phục ngâm” thì ngoài những
trường hợp do Vận tinh số 5 của Tọa hoặc Hướng nhập trung cung xoay chuyển thuận
hay nghịch tạo ra, còn có 1 số trường hợp khác như sau:
* Vận tinh và Hướng tinh trong cùng 1 cung (hay trong tất
cả 9 cung) đều cùng 1 số: Đây là trường hợp Hướng tinh Phục ngâm. Những
trường hợp vận tinh và Hướng tinh trong tất cả các cung đều giống nhau, tạo
thành tình huống “Hướng tinh toàn bàn Phục ngâm” này chỉ xảy cho những nhà kiêm
hướng nhiều, và phải dùng Thế quái mà thôi. Còn đối với những nhà chính hướng
và không dùng Thế quái thì sẽ không bao giờ gặp phải trường hợp này.
Thí dụ: nhà tọa TUẤT hướng THÌN kiêm CÀN – TỐN 4 độ, nhập trạch trong vận 2.
Trạch vận như hình dưới.
Hình 83: trạch vận nhà tọa TUẤT hướng THÌN kiêm CÀN – TỐN, vận 2
Tuy Vận tinh số 1 đến hướng, nhưng vì nhà
này kiêm nhiều, nên phải dùng số 2 làm Thế quái, đem nhập trung cung xoay thuận
(vì nhà Hướng THÌN trùng với sơn NHÂM của số 1, thuộc dương trong Tam nguyên
Long) thì những số của Vận tinh và Hướng tinh đều giống nhau (hay cùng 1 số) tại
mỗi cung, tức Hướng tinh toàn bàn “Phục ngâm”.
* Vận tinh và Sơn tinh trong cùng 1 cung (hay trong tất cả
9 cung) đều giống nhau (hay cùng 1 số): Đây là trường hợp Sơn tinh
Phục ngâm, cũng chỉ xảy ra với những nhà kiêm hướng nhiều, và phải dùng đến Thế
quái.
Thí dụ: nhà tọa CÀN hướng TỐN kiêm TUẤT – THÌN 4 độ, nhập trạch trong vận 7.
Trạch vận của căn nhà như hình dưới.
Hình 84: trạch vận nhà tọa CÀN hướng TỐN kiêm TUẤT – THÌN 4 độ, vận 7
Tuy Vận tinh số 8 đến tọa, nhưng nhà kiêm
hướng nhiều, nên phải dùng số 7 làm Thế quái, đem nhập trung cung xoay thuận
thì mọi số của Vận tinh và Sơn tinh đều giống nhau (hay cùng 1 số) tại mỗi
cung, tức Sơn tinh toàn bàn “Phục ngâm”.
* Sơn tinh và Hướng tinh trong cùng 1 cung (hay trong tất
cả 9 cung) đều giống nhau (hay cùng 1 số): Đây là trường hợp cả Sơn
– Hướng tinh đều bị Phục ngâm (còn được gọi là “BÁT THUẦN QUÁI”), cũng chỉ xảy
ra với những nhà kiêm hướng nhiều, và dùng Thế quái mà thôi.
Thí dụ: nhà tọa TỐN hướng CÀN kiêm THÌN – TUẤT 4 độ, nhập trạch trong vận 5,
trạch vận như hình dưới.
Hình 85: trạch vận nhà tọa TỐN hướng CÀN kiêm THÌN – TUẤT 4 độ, vận 5
Nhìn vào bảng trạch vận này, ta
thấy tại mỗi cung, Sơn tinh và Hướng tinh đều cùng 1 số, nên đây là trường hợp
Sơn tinh và Hướng tinh đều bị Phục ngâm.
* Có những trường hợp tuy Sơn – Hướng tinh
không trùng nhau, nhưng cả 2 đều có thể bị Phản ngâm hay Phục ngâm.
Thí dụ: nhà tọa GIÁP hướng CANH kiên MÃO – DẬU 4 độ, nhập trạch trong vận 7.
Tinh bàn của căn nhà như hình dưới.
Hình 86: trạch vận nhà tọa GIÁP hướng CANH kiên MÃO – DẬU 4 độ, vận 7 Nhìn vào tinh bàn trên, ta thấy Sơn tinh là Ngũ Hoàng nhập trung cung xoay thuận, nên bị Phục ngâm. Còn Hướng tinh thì dùng Thế quái, nên trùng với Vận tinh tại mỗi cung. Do đó, trong trường hợp này, tuy Sơn tinh và Hướng tinh không trùng nhau, nhưng cả 2 đều bị Phục ngâm.
Nói tóm lại, qua những trường hợp về Phản – Phục ngâm, có thể thấy chỉ những trường hợp nhà không dùng Thế quái, lại đắc vượng khí thì mới có thể dùng. Còn những nhà đã dùng Thế quái, nếu bị Phản – Phục ngâm thì hầu hết đều xấu (như đã đề cập trong phần nói về Thế quái), nên 1 khi muốn dùng thì phải hết sức cẩn thận mới được.
Trích nguồn: Sách "Phong thủy huyền không học"– T/g: Bình Nguyên Quân– Tái bản năm 2018.
Tổng hợp 18 bài cơ bản HKPT tại đây:
- Bài 01: KHÁI QUÁT LỊCH SỬ HUYỀN KHÔNG
- Bài 02: NHỮNG NGUYÊN LÝ CĂN BẢN
- Bài 03: NGUYÊN LÝ ÂM DƯƠNG VÀ NGŨ HÀNH
- Bài 04: SỰ TƯƠNG QUAN NGŨ HÀNH
- Bài 05: VÒNG LƯỢNG THIÊN XÍCH
- Bài 06: THẾ QUÁI
- Bài 07: SINH – VƯỢNG – SUY – TỬ KHÍ TRONG HUYỀN KHÔNG
- Bài 08: VƯỢNG SƠN – VƯỢNG HƯỚNG
- Bài 09: ĐẶC TÍNH CỦA CỬU TINH TRONG HUYỀN KHÔNG
- Bài 10: TAM NGUYÊN, CỬU VẬN TRONG HUYỀN KHÔNG HỌC
- Bài 11: 24 SƠN (HƯỚNG) & TAM NGUYÊN LONG
- Bài 12: PHƯƠNG PHÁP LẬP TINH BÀN
- Bài 13: CHÍNH SƠN, CHÍNH HƯỚNG
- Bài 14: THU SƠN – XUẤT SÁT
- Bài 15: PHẢN NGÂM – PHỤC NGÂM
- Bài 16: THƯỢNG SƠN – HẠ THỦY
- Bài 17: LINH THẦN & CHÍNH THẦN
- Bài 18: KIÊM HƯỚNG
Trân trọng!
P/s: Nếu bạn có nhu cầu bố cục phong thủy, thì hãy liên lạc tôi qua số điện thoại/zalo bên dưới.
--------------------------------------------------------------------
P/s: Các bạn khi chia sẽ, nhớ ghi nguồn nhé!
Ths. Kts. Bùi Quốc Hưng – 090.33.99.208
Facebook: Ngôi Nhà An Vui
Quản lý trang:
+ Thư viện XD360 - Tài liệu và Bản vẽ Xây dựng
+ CHIA SẺ KIẾN THỨC PHONG THUỶ
+ Phong Thủy-Dịch học Tp.HCM
--------------------------------------------------------------------
Cảm ơn ADMIn
Trả lờiXóa