Tìm kiếm Blog này

07 tháng 6 2023

Fallingwater - Frank Lloyd Wright

 Fallingwater - Frank Lloyd Wright





Fallingwater (Ngôi nhà trên thác) là ngôi nhà ở được thiết kế bởi kiến trúc sư Frank Lloyd Wright vào năm 1935 ở vùng nông thôn phía tây nam Pennsylvania, 43 dặm (69 km) về phía đông nam Pittsburgh. Ngôi nhà được xây dựng một phần trên thác nước trên Bear Run thuộc khu vực Mill Run thuộc thị trấn Stewart, hạt Fayette, Pennsylvania, nằm ở vùng cao nguyên Laurel của dãy núi Allegheny. Nó được thiết kế như một ngôi nhà nghỉ dưỡng cuối tuần cho gia đình Liliane và Edgar J. Kaufmann Sr., chủ sở hữu của cửa hàng bách hóa Kaufmann's.

Sau khi hoàn thành, Tạp chí Time gọi Fallingwater là "tác phẩm đẹp nhất" của Wright và nó nằm trong danh sách Life List of 28 Places to See Before You Die (danh sách 28 địa điểm phải đến trước khi chết) của tạp chí Smithsonian. Ngôi nhà được chỉ định là Di tích Lịch sử quốc gia vào năm 1966. Năm 1991, các thành viên của Viện Kiến trúc sư Hoa Kỳ đã gọi Fallingwater là "công trình tốt nhất mọi thời đại của kiến trúc Mỹ" và năm 2007, nó được xếp thứ 29 trong danh sách Kiến trúc yêu thích của Mỹ theo AIA. Nó và bảy công trình khác của Wright đã được ghi vào Danh sách Di sản thế giới với tên gọi chung "Công trình kiến trúc thế kỷ 20 của Frank Lloyd Wright" vào tháng 7 năm 2019.

Do có rất nhiều bài viết rất hay về công trình này rồi, nên với bài này tôi chỉ lưu giữ những nội dung thiết yếu và kèm vài hình ảnh minh họa đẹp về ngôi nhà nổi tiếng này gửi đến các bạn

1.     Tóm tắt:

·     Tên công trình: Fallingwater  

·     Địa điểm: 1491 Mill Run Rd, Mill Run, Pennsylvania 15464, Hoa Kỳ

·     Tọa độ công trình: 39°54'22.6"N , 79°28'04.3"W

·     Nhà thiết kế: Kiến trúc sư Frank Lloyd Wright

·     Năm xây dựng và hoàn thành: từ năm 1936 đến năm1939

·     Phong cách kiến trúc: Kiến trúc Hiện đại

·     Cơ quan quản lý : Western Pennsylvania Conservancy ( Cơ quan bảo tồn phía tây tiểu bang Pennsylvania của Hoa Kỳ)

·     Danh hiệu: Di tích Lịch sử quốc gia, Công trình kiến trúc thế kỷ 20 của Frank Lloyd Wright  được UNESCO công nhận ( 8  công trình do Kiến trúc sư  Frank Lloyd Wright  thiết kế )

 

2.     Các hình ảnh về ngoại thất

 












3.     Các hình ảnh về nội thất

 













4.     Nguồn: vi.wikipedia.org , fallingwater.org, archeyes.com, VisitFallingwater (Facebook)

 

Trân trọng!

P/s: Nếu bạn có nhu cầu bố cục phong thủy, thì hãy liên lạc tôi qua số điện thoại/zalo bên dưới.

--------------------------------------------------------------------
P/s: Các bạn khi chia sẽ, nhớ ghi nguồn nhé!
Ths. Kts. Bùi Quốc Hưng – 090.33.99.208
Facebook: Ngôi Nhà An Vui
Quản lý trang:
Thư viện XD360 - Tài liệu và Bản vẽ Xây dựng
CHIA SẺ KIẾN THỨC PHONG THUỶ
Phong Thủy-Dịch học Tp.HCM
--------------------------------------------------------------------

Vì sao các công trình kiến trúc của người xưa tuân theo Ngũ hành?

 

Vì sao các công trình kiến trúc của người xưa tuân theo Ngũ hành?

Vạn sự vạn vật trên thế giới, nhìn như rối ren, mỗi sự vật đều vận hành theo một cách riêng biệt nhưng kỳ thực là có sự liên quan mật thiết với nhau, có sắp xếp và có trật tự. Thuyết “Ngũ hành” là loại nhận thức chính xác về mối liên hệ và trật tự này của người cổ đại.

Ngũ hành chính là kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. “Ngũ hành” bao trùm lên vạn sự vạn vật trong vũ trụ này và thể hiện rõ ở kiến trúc của người xưa.


(Ảnh: Getty Images)

Vì sao các kiến trúc của người xưa tuân theo Ngũ hành?

Người cổ đại hiểu biết về mối quan hệ đối ứng giữa Trời, Đất và con người (Thiên, Địa, Nhân). Về “Thiên” mà nói thì có phương hướng và các mùa, về “Nhân” thì có cơ quan nội tạng và cơ quan cảm giác. Về mối quan hệ giữa con người với bên ngoài thì có cảm tình, nhan sắc, vị giác…

Một phương diện quan trọng của thuyết Ngũ hành chính là chỉ ra sự chế ước và hỗ trợ lẫn nhau giữa “Kim, mộc, thủy, hỏa, thổ”. Đó chính là lý “Tương sinh tương khắc”. Con người có thể dựa vào lý “Tương sinh tương khắc” mà nhận biết được diễn biến sự sinh tồn và hủy diệt của sự vật.

Thuyết Ngũ hành chỉ ra tính thống nhất vốn có giữa Trời, Đất và con người, là không thể tách rời nhau. Vạn vật trong Trời Đất đều dựa vào trật tự mà hành. Con người không có quyền lực và năng lực vượt qua sự chế ước của “tương sinh tương khắc” và tính thống nhất giữa Trời, Đất và con người.

Cổ nhân vô cùng kính trọng Trời, Đất, hiểu rõ về mối liên hệ giữa “Thiên, Địa, Nhân”, hiểu rõ thuyết Ngũ hành cho nên những kiến trúc quan trọng thời cổ đại, đặc biệt là các kiểu trúc lớn như Hoàng cung đều được kiến tạo tuân theo thuyết Ngũ hành. Trong đó Tử Cấm Thành – Hoàng cung triều Minh Thanh là thể hiện rõ nhất về điều này.


(Hình minh họa: Qua zh.wikipedia.org)

“Kim, mộc, thủy, hỏa, thổ” trong Ngũ hành là đối ứng với Ngũ sắc (năm loại màu sắc), các mùa và phương hướng. “Mộc” đối ứng với hướng đông, mùa xuân và màu xanh. Điều này tương ứng với một sự khởi đầu, vạn vật sinh sôi nảy nở, ôn hòa hướng về phía trước giống như thời điểm mặt trời bắt đầu mọc ở phương đông.

“Hỏa” đối ứng với hướng nam, đối ứng với mùa hạ và màu đỏ. Điều này tương ứng với sự nóng bức, hướng lên trên, hướng về phía trước, thịnh vượng và phát triển, giống như khi mặt trời đã nhô lên trên không trung.

“Kim” đối ứng với hướng tây, đối ứng với mùa thu và màu trắng. Điều này tương ứng với sự mát lạnh, đìu hiu và suy thoái, giống như mặt trời lặn ở phương tây.

“Thủy” đối ứng với hướng bắc, đối ứng với mùa đông và màu đen. Điều này tương ứng giá rét, lạnh lẽo và hướng xuống phía dưới, đêm khuya dài đằng đẵng, giống như mùa đông giá rét ở phương bắc.

“Thổ” đối ứng với trung tâm, chỗ giữa nhất, đối ứng với giữa mùa hè và màu vàng. Điều này tương ứng với sự dưỡng dục lâu dài và bền chắc.

Chính vì thế mà trong kiến trúc lớn như Hoàng cung, người ta chỉ lựa chọn màu xanh, màu vàng, màu đỏ để vừa biểu thị và mong muốn điều may mắn, đại cát đại lợi.

Ngũ hành trong Tử Cấm Thành




(Hình: Qua visionsoftravel.org)

Màu xanh đối ứng với sinh cơ bừng bừng, tinh thần phấn chấn mạnh mẽ hướng lên trên. Bởi vậy vào thời đầu triều nhà Minh, ở cung điện phía đông của Tử Cấm Thành người ta lợp ngói lưu ly màu xanh.

Đến năm Gia Tĩnh, vì để biểu thị ý nghĩa kéo dài sự tôn quý của Hoàng triều nên người ta thay toàn bộ ngói lưu ly màu xanh thành ngói lưu ly màu vàng.

Màu xanh đối ứng với “Mộc” và mùa xuân nên phù hợp với sự lớn lên, hướng về phía trước của thanh thiếu niên. Vì thế cung điện của Thái tử được gọi là Đông Cung và mái được lợp bằng ngói lưu ly màu xanh.

Màu đỏ đối ứng với “Hỏa”, sự náo nhiệt, rực rỡ, hợp với ý tứ “quang minh chính đại”. Bởi vậy mà cung tường và điện trụ ở Tử Cấm Thành đều có màu đỏ.

Văn Uyên Các là thư phòng, nơi lưu trữ sách, hồ sơ quan trọng nên mái được lợp ngói màu đen và bức tường cũng không có màu đỏ mà là màu đen. Đó là bởi vì màu đen đại biểu cho “thủy”, “thủy” lại đại biểu cho mùa đông, mang ý cất giấu, sưu tầm, bảo tồn. Ngoài ra còn mang ý nghĩa màu đen là thuộc “thủy”, “thủy” khắc “hỏa” nên là nơi lưu trữ sách an toàn.

Màu vàng thuộc “thổ”, đại biểu cho sự trung tâm, mang ý nghĩa “chí tôn chí đại” (tôn quý nhất, to lớn nhất), có uy lực điều khiển, khống chế tứ phương. Vì vậy mà các vật dụng hàng ngày, đồ trang sức, cung điện của Hoàng cung đều có màu vàng. Trong các công trình kiến trúc lớn của người xưa hầu hết đều có màu vàng và bố trí màu sắc theo ngũ hành.

An Hòa (biên dịch)

Nguồn: trithucvn.net

Trân trọng!

P/s: Nếu bạn có nhu cầu bố cục phong thủy, thì hãy liên lạc tôi qua số điện thoại/zalo bên dưới.

--------------------------------------------------------------------
P/s: Các bạn khi chia sẽ, nhớ ghi nguồn nhé!
Ths. Kts. Bùi Quốc Hưng – 090.33.99.208
Facebook: Ngôi Nhà An Vui
Quản lý trang:
Thư viện XD360 - Tài liệu và Bản vẽ Xây dựng
CHIA SẺ KIẾN THỨC PHONG THUỶ
Phong Thủy-Dịch học Tp.HCM
--------------------------------------------------------------------




05 tháng 6 2023

NHỮNG VIỆC CẦN LÀM TRƯỚC VÀ TRONG NGÀY NHẬP TRẠCH.

 NHỮNG VIỆC CẦN LÀM TRƯỚC VÀ TRONG NGÀY NHẬP TRẠCH.


C
huyển đến một ngôi nhà mới luôn là một cơ hội để bắt đầu 1 sự phát triển tốt đẹp và một cuộc sống an vui. Tuy nhiên, để đảm bảo rằng bạn sẽ có một không gian sống hài hòa và tốt cho sức khỏe của mình, ít ai chú ý các công việc cần thiết của ngày nhập trạch vì ngày NHẬP TRẠCH là ngày quan trọng thứ hai đứng sau ngày ĐỘNG THỔ

Chú thích: Nếu việc chọn lựa ngày ĐỘNG THỔ không phù hợp và cách thức động thổ tại các vị trí khu đất không đúng, có khả năng gây Hung, trục trặc trong quá trình thi công, xảy ra tai nạn lao động, tranh chấp, thưa kiện, dính dáng pháp luật…là ngày vạn sự khởi đầu cần sự thuận lợi và tốt đẹp, thì mới xuất hiện ngày NHẬP TRẠCH, các gia chủ và nhà thầu cần chú ý. Các ngày còn lại nằm giữa 2 ngày quan trọng trên, chỉ cần lựa chọn ngày tốt thông thường là được.

Với Công việc “ NHẬP TRẠCH”, điều quan trọng đầu tiên phải làm là tìm ngày giờ tốt nhập trạch (phải tìm người đúng để xem cho chính xác). Ngày tốt làm chuyện tốt thì mọi chuyện sẽ suôn sẻ cho gia chủ và những thành viên trong nhà sau khi vào ngôi nhà mới. Và thời khắc “Giờ Hoàng Đạo” chính là thời gian bắt đầu thực hiện nghi lễ cúng nhập trạch và khởi động “khí Vượng/Cát” , vậy “khí Suy/Hung” thì sao, rất ít mọi người chú ý khi đó bị tác động, trong đó có các thầy phong thủy tay ngang, nên việc vận hành ngôi nhà sao này khi nghiệm chứng không đạt CÁT TƯỜNG như ý ( thường bắt đầu có nghiệm chứng sau 3-6 tháng)

Sau khi đã xem ngày nhập trạch phù hợp thì cần phải tiến hành thực hiện các nội dung trước và sau giờ nhập trạch ( trong đó có chú ý đến “khí Hung”), như sau:

A. Trước thời khắc nhập trạch: gia chủ nên nhận bàn giao nhà từ ông thầu xây dựng trước thời điểm ngày nhập trạch 1-2 ngày để thực hiện các công việc chuẩn bị quan trọng sau:

1.  Dọn dẹp, vệ sinh sạch sẽ căn nhà để đón khí mới vào nhà ( có thể tự dọn hoặc thuê đội vệ sinh công nghiệp)

2.  Mua và bố trí các vật ngũ hành kiểm soát khí HUNG đúng vị trí chính xác ngay 1 trong 24 sơn, các vị trí này sẽ được các thầy phong thủy giỏi hướng dẫn cặn kẻ, rõ ràng trên bản vẽ, hoặc sẽ được thầy tới kiểm tra kỹ càng, dặn dò đúng vị trí trước khi bố trí.

3.  Các vật có khả năng kích hoạt năng lượng khí, cần bố trí trước tại các vị trí mà thầy phong thủy đã định (chỉ được khởi động sau thời điểm cúng nhập trạch)

4.  Dùng chuông gió bằng đồng khua, gõ vào những góc tối, gầm cầu thang, nhà kho, gác..hoặc đặt tại những vùng tối đó 1 hủ muối hột ( đặt trong 48 tiếng), giúp giảm bớt âm khí tại nơi này.

5.  Dùng nhang trầm hoặc đốt các gói xông tẩy uế khí khắp nhà, đặc biệt tại kho, góc tối, gầm cầu thang, toilet, nhà vệ sinh.

B. Sau thời khắc nhập trạch: xét sau khi cúng lễ (1,2,3 nên trong Giờ Hoàng đạo)

1.  Mở hết toàn bộ cửa sổ, cửa chính, máy điều hòa, quạt….để kích hoạt khí vượng, kết hợp kiểm soát khí xấu, đạt thông thoáng cho ngôi nhà.

2.  Mở hết toàn bộ đèn điện chiếu sáng , tăng cường dương khí, xóa tan âm khí. Đêm đầu tiên nên bật tất và để các đèn trong nhà thâu đêm đến hôm sau giúp khí trong nhà vượng mạnh.

3.  Mở Bếp đun sôi nước và mở vòi nước chảy thật mạnh, để kích hoạt sinh khí  tài lộc được dồi dào, sôi động, nhân đinh ổn định, cuộc sống no đủ bình an.

4.  Đem các đồ vật quan trọng cần giữ lại từ nơi ở củ vào nhà mới.

5.  Xông nhà lại lần 2: để xua tan đi chướng khí còn vương vấn. Để đảm bảo nhà mới có thể đón được những luồng sinh khí tốt nhất ( Có thể lựa chọn trầm hương, sả, rễ cây,...)

+ Giờ Hoàng đạo là gì? :là các mốc giờ tốt trong ngày, tính theo 12 con giáp, các bạn chú ý để đạt hiệu quả khi dùng giờ hoàng đạo chỉ nên dùng 90 phút

( mỗi giờ hoàng đạo là 120 phút, tuy nhiên thời gian có thể sai lệch với thời gian thông thường, do đó chúng ta nên bỏ 15 phút trước và sau của giờ Hoàng Đạo. VD: giờ Thìn theo lý thuyết sẽ là từ 7g-9g sáng, xét cụ thể ngày 28/06/2022 giờ Thìn sẽ bắt đầu từ 7g15’ đến 9g15’, như vậy để an toàn ta nên dùng 7g15 đến 8g45’ mà thôi, nghĩa là chỉ dùng trong 90 phút để làm công việc quan trọng)

Trân trọng!

P/s: Nếu bạn có nhu cầu bố cục phong thủy, thì hãy liên lạc tôi qua số điện thoại/zalo bên dưới.

--------------------------------------------------------------------
P/s: Các bạn khi chia sẽ, nhớ ghi nguồn nhé!
Ths. Kts. Bùi Quốc Hưng – 090.33.99.208
Facebook: Ngôi Nhà An Vui
Quản lý trang:
Thư viện XD360 - Tài liệu và Bản vẽ Xây dựng
CHIA SẺ KIẾN THỨC PHONG THUỶ
Phong Thủy-Dịch học Tp.HCM
--------------------------------------------------------------------

Bài viết nổi bật:

PHONG THỦY NĂM GIÁP THÌN (2024)