Đáp: Cụ Tả Ao có viết sách “Tả Ao Huyền Cơ Mật Giáo” gồm 2 quyển, quyển đầu bàn về hình thể Long, Sa, Thủy, Huyệt. Quyển thứ hai nói về Lý Khí nhưng nói chung cũng căn cứ theo yếu tố Tĩnh theo Tam Hợp.
___Hỏi: Cụ Hòa Chính được Chúa Trịnh Sâm chu cấp Sư Lễ 300 lạng vàng sang Trung Hoa học Địa Lý. Xin cho biết cụ có viết sách nói gì về phương pháp Chính Tông không?
Ðáp: Cụ Hòa Chính có để lại cho hậu thế hai bộ sách. Một là “Hòa Chính Địa lý”, hai là “Lưu Xá Hòa Chính bí truyền địa pháp” gồm hơn 100 đồ hình các thế đất kết phát. Trong hai bộ này cụ chỉ đề cập đến phương pháp “Tiểu huyền không” và “Tiểu huyền không” cũng là một phương pháp căn cứ vào yếu tố tĩnh.
___Hỏi: Cụ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm có để lại cho hậu thế một bài viết tựa đề “Bạch Vân Am Địa Lý Chính Truyền”. Xin cho biết nội dung tài liệu này?
Ðáp: Trong tài liệu này cụ Trạng ghi lại cuộc gặp gỡ giữa mình và hậu nhân của cụ Tả Ao. Cụ Trạng đã được cao nhân này truyền lại phép điểm huyệt và Cụ công nhận phép điểm huyệt này đã giúp Cụ điểm huyệt một cách dễ dàng hơn trước.
___Hỏi: Nhà Bác học Lê Quý Ðôn rất say mê Phong Thủy. Xin cho biết ông có để lại cho hậu học sách vở gì không?
Ðáp: Học giả Lê Quý Ðôn vốn là một nhà nghiên cứu Ðịa lý. Ông đã từng được Chúa Trịnh Sâm phái đi xem đất ở Thanh Hóa và Tây Hồ 1. Theo Ðăng Khoa Lục Sưu Giảng thì Lê Quý Ðôn có làm sách “Ðịa lý Tinh Ngôn”. Ngoài ra ông còn làm sách “Ðịa lý Tuyển Yếu” và “Ðại Việt Địa Lý Chư Gia Kiềm Ký Bí Lục”
___Hỏi: Quân sư của Vua Quang Trung là La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp cũng là một nhà nghiên cứu Ðịa lý. Cụ có lưu truyền lại sách vở gì không?
Ðáp: Theo giáo sư Hoàng Xuân Hãn trong quyển “La Sơn Phu Tử” cụ Nguyễn Thiếp có nghiên cứu Ðịa lý nhưng sau khi an táng mồ mả đã không được như ý. Có lẽ vì thế mà không có sách lưu truyền lại.
___Hỏi: Tương truyền Cụ Hòa Chính tiến sĩ dưới triều vua Lê chúa Trịnh được chúa Trịnh Sâm cấp 300 lạng vàng sang Tàu bái yết Cao Kỵ, thầy Ðịa lý Chánh Tông thuộc dòng dõi Cao Biền, mong học lấy phép Chính Tông. Nhưng Cao Kỵ đã trả lời “Nước Nam các ông đã có Cụ Tả Ao học được Chính truyền rồi vậy nếu muốn tôi chỉ dạy thêm về cách Thôi quan”. Xin cho biết ý kiến về câu chuyện này.
Đáp: Vì lẽ táng được mả phát Đế Vương tức là có ý định mong cướp ngôi Vua nên Ðịa lý trong thời phong kiến luôn luôn là bí mật quốc phòng. Do đó, trong hoàn cảnh xã hội phong kiến xưa truyện truyền thụ Ðịa lý Chánh Tông cho cụ Tả Ao là ngoại nhân hoàn toàn không thể nào có được. Vì luật lệ rất gắt gao ai vi phạm sẽ bị giết cả ba họ. Cao Kỵ nói thế để lấy cớ thoái thác mà thôi và cụ Hòa Chính cũng biết cụ Tả Ao chưa học được nên mới phải lặn lội sưu tầm cả trăm thế đất đã kết phát đem sang làm mẫu để học hỏi. Nhưng cuối cùng Cụ chỉ học được phép Tiểu huyền không như đã ghi lại trong sách “Hòa Chính bí truyền địa pháp” và “Hòa Chính Ðịa Lý”. Ðời vua Lê Chiêu Thống tòng vong sang Tàu Tiến sĩ Phạm Giác cũng cố công tìm tòi học hỏi và có truyền lại sách “Bích Ngọc cầu chân”.Nói chung Ðịa lý chân truyền xưa kia được các vua chúa Trung Hoa coi là Quốc Bảo nên đã ngăn cấm không truyền mà còn cố tình viết ra các sách giả mạo gây khốn đốn cho chính con cháu họ mãi đến ngày nay.
Ðáp: Các sách Việt về Địa lý gồm có các sách như Ðịa Lý Tả Ao, Ðịa lý gia truyền của Ông Cao Trung, Danh từ Phong Thủy GS Hà Mai Phương, Bảo Ngọc thư toàn bộ của Việt Hải tiên sinh, Hồng Vũ Cấm thư của Nguyễn Văn Minh. Và bây giờ có thêm các sách dịch về môn phái Tam Nguyên Huyền Không như "Thẩm Thị Huyền Không học " nhưng xét cho cùng cũng chưa phải là Chân Truyền thực
** Trích từ Nguồn: sách PHONG THỦY ĐỊA LÝ YẾU QUYẾT của T/g: TUỆ HẢI
Trân trọng!
P/s: Nếu bạn có nhu cầu bố cục phong thủy, thì hãy liên lạc tôi qua số điện thoại/zalo bên dưới.
--------------------------------------------------------------------
P/s: Các bạn khi chia sẽ, nhớ ghi nguồn nhé!
Ths. Kts. Bùi Quốc Hưng – 090.33.99.208
Facebook: Ngôi Nhà An Vui
Quản lý trang:
+ Thư viện XD360 - Tài liệu và Bản vẽ Xây dựng
+ CHIA SẺ KIẾN THỨC PHONG THUỶ
+ Phong Thủy-Dịch học Tp.HCM
--------------------------------------------------------------------
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét