BẾP TRONG PHONG THỦY
Trong bất kỳ ngôi nhà, Bếp là nơi chế biến thức ăn cung cấp năng lượng nuôi sống con người. Tức là nơi phát sinh và dẫn hỏa vào nhà. Cho nên nó liên quan mật thiết đến sức khỏe, nhân đinh trong ngôi nhà đó . Bếp là thành phần bắt buộc mà bố cục kiến trúc hay phong thủy đã quy ước: thiếu Bếp thì nhà dù to đến mấy cũng chỉ là tập hợp nhiều phòng, không thể gọi là nơi cư trú an lành. Bếp trong không gian hiện đại ngày nay có nhiều biến đổi về tiện nghi ngoài việc bố cục kiến trúc thuận tiện ( các bạn có thể tra cứu xem nguyên lý thiết kế kiến trúc) trong sử dụng vẫn cần đáp ứng các nguyên tắc bố cục phong thủy mà gia chủ cần lưu tâm:
1. Tọa và Hướng:
a- Theo Bát Trạch
· Dựa vào năm sinh âm lịch, xác định mệnh trạch chủ (hay còn gọi là cung phi/ số lạc thư): Sau
khi phân cung điểm hướng cho nhà ( nếu Bếp
không có phòng) hoặc phòng Bếp ta sẽ an
Du Niên theo trạch chủ : 8 vùng theo Đông tứ trạch hoặc Tây tứ trạch.
· Trên 8 vùng theo Đông tứ trạch hoặc Tây tứ trạch luôn có
: 4 Tọa- Hướng Tốt (Sanh khí <- Phước
Đức <- Thiên Y <- Phục Vì ) và 4 Tọa- Hướng Xấu (Tuyệt mệnh <-
Ngũ Quỷ <- Họa Hại <- Lục Sát)
· Theo bố cục “Tọa hung hướng cát” ta sẽ có những kết quả ảnh hưởng khác nhau
Với Bát Trạch: ta có thể đặt bếp ở Khảm/Lục Sát; Tốn/Họa hại; Chấn/Ngũ Quỷ và Ly/Tuyệt mạng.
b- Theo Huyền Không Phi tinh
· Dựa vào Năm nhập trạch và Hướng nhà ( chú ý kiêm hướng) :
Lập tinh bàn cho vận nhà . Xác định tính chất suy-Vượng của các vị trí Sao Tọa và
Sao Hướng của 24 Sơn .
· Theo tính chất : Tọa - Sơn , Hướng -Thủy xác định nơi đặt Bếp
· Theo bố cục “Tọa cát hướng cát” và “Tàng phong tụ khí”,
dùng sao vượng sơn hoặc tương sinh hỏa, ta sẽ có những kết quả ảnh hưởng khác
nhau.
· Ngoài ra cần chú ý: Đại Không vong, Tiểu Không vong, Ngũ
hoàng sát, Nhị hắc, cùng Tam Nguyên Long….
Với huyền không: ta có thể đặt bếp ở Ly/8; Tốn/4; Cấn/9 và Đoài/1.
c-
Các lưu ý:
· Tọa và Hướng trong Bát Trạch cần xem thêm : Khai táo môn
lộ an đồng táo vị, An Táo Quyết, Tân An Táo, Di Yên Hạ Hỏa ....
·
Nếu
không thể kết hợp Huyền không phi tinh với Bát trạch để đạt tối ưu, thì nên ưu tiên
HKPT
· Tọa và Hướng trong Huyền không cần biết thêm : Liên thành
huyền không học để đạt phối khí tốt nhất.
· Không đặt Bếp: ngay
trung cung, phía trên Bếp là nhà wc, cầu
thang hoặc giường ngủ, quá gần nguồn nước ( Chậu rữa, hầm nước, bể tự hoại, nhà
vệ sinh…)….
·
Nên đặt Bếp tại vị
trí “Tàng phong tụ khí” và cân bằng âm
dương.
2. Quân bình Thủy - Hỏa
Nguyên lý Thủy - Hỏa tương tác và quân bằng với nhau là nền tảng của sự sống và khi hiểu được sẽ nhận ra mọi công dụng của bếp, những phương pháp đặt bếp cho từng trường hợp cần thiết, cũng như nhiều nguyên lý Phong thủy khác.
a- Với Bát trạch : Khi xây và đặt Bếp trong nhà vô tình gia chủ để nó nằm tại những
khu vực có hầm nước, hầm tự hoại , gần chậu rữa chén hoặc 1 nguồn nước đi ngang
, điều này khiến cho Thủy-Hỏa tương khắc , sinh bệnh cho gia chủ và những người
thân ( do bếp lúc nào cũng ẩm thấp và dơ
bẩn) ..
b- Với Huyền Không Phi tinh : những nhà khi đặt Bếp lại vô tình để nó nằm tại những khu vực có sinh, vượng khí của Hướng tinh, khiến cho Thủy-Hỏa tương khắc mà làm hao tổn cả tài-đinh. Chính vì vậy nên trong “Thẩm thị Huyền không học” mới nhắc nhở phải tránh đặt bếp nơi chỗ có vượng khí hướng tinh.
3. Kích thước và khoảng cách:
Trong phong thủy, việc
sử dụng kích thước lổ ban đã có từ lâu và ăn sâu trong tâm trí người Việt Nam
vì sẽ mang đến sự may mắn. Chú trọng kích thước lổ ban cần thiết nhưng phải phù
hợp với kích thước nhân trắc học người sử dụng Bếp.
Kết hợp 2 yếu tố sẽ cho ta các kích thước chuẩn với người Nữ việt Nam cao trung
bình hiện nay 1 m 6 như sau :
+
Tủ bếp dưới ( nơi
đặt bếp) chỉ nên cao từ 0.81 m đến 0, 88 m
so với mặt nền ( thông thường chọn 0. 81 m). Mép 2 thiết bị Bếp và Bồn rữa nên cách nhau hơn 1 m 2 và không
đối trực diện. Nếu Bếp và bồn rữa cùng
cạnh thì cần chú ý hướng ngiêng dốc mặt
bàn.
+
Tủ bếp trên : không
ảnh hưởng phong thủy chỉ chú ý chiều cao thao tác ( lấy đồ) thường xuyên < 2
m ( chiều cao toàn bộ bếp 2 m 2, nếu cao
đụng trần thì tủ đó để vật ít sử dụng )
+ Độ rộng mặt bếp: nên từ 0, 59 m đến 0,62 m ( bao gồm cả mũi mặt bàn) sẽ dễ thao tác , phù hợp các thiết bị bếp dân dụng và hạn chế với khi vệ sinh
4.
Màu sắc –
vật liệu :
Màu sắc và vật liệu luôn
tương tác nhe với con người trong phong thủy , chủ yếu sẽ mang đến yếu tố thẩm
mỹ , kích thích cảm giác và tạo sự sang trọng trong không gian nhà ở. Tuy nhiên
để đạt được sự hài hòa giữa kiến trúc và phong thủy cần chú ý các nội dung sau
:
+ Tiếp xúc với các thiết bị Bếp
phải là vật liệu chống cháy nên thường dùng : đá granite, gạch ốp, kính ốp…
phải hài hòa và cân bằng các vật liệu khác xung quanh ( tủ bếp, tường, trần, sàn, đèn xung quanh khu bếp)
+ Màu sắc các vật liệu chủ đạo xung quanh ( tủ bếp, sơn nước, dán giấy trang trí, ốp gỗ…) nên đi theo dụng thần khuyết mệnh của gia chủ , kết hợp điểm hợp lý (trang trí đèn, tranh , lọ hoa) để cân bằng ngũ hành.
5.
Tóm tắt:
- “Tọa hung hướng cát” :
Theo Bát Trạch
- “Tọa cát hướng cát” và
“Tàng phong tụ khí”: Theo Huyền Không Phi Tinh.
- “Quân bình Thủy Hỏa”, "cân bằng ngũ hành"
Trân trọng!
P/s: Nếu bạn có nhu cầu bố cục phong thủy, thì hãy liên lạc tôi qua số điện thoại/zalo bên dưới.
--------------------------------------------------------------------
P/s: Các bạn khi chia sẽ, nhớ ghi nguồn nhé!
Ths. Kts. Bùi Quốc Hưng – 090.33.99.208
Facebook: Ngôi Nhà An Vui
Quản lý trang:
+ Thư viện XD360 - Tài liệu và Bản vẽ Xây dựng
+ CHIA SẺ KIẾN THỨC PHONG THUỶ
+ Phong Thủy-Dịch học Tp.HCM
--------------------------------------------------------------------
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét