Tìm kiếm Blog này

13 tháng 7 2025

Tam Bảo: Tinh – Khí – Thần

 

Tam Bảo: Tinh – Khí – Thần



Trong y học cổ truyền Trung Quốc: Tinh, Khí, Thần (三宝 - Tam Bảo) được coi là ba yếu tố cốt lõi quyết định sức khỏe và tuổi thọ con người. Chúng được đề cập trong Hoàng Đế Nội Kinh như nền tảng để duy trì sự cân bằng thể chất và tinh thần. Dưới đây là phân tích chi tiết về từng yếu tố, tầm quan trọng, cách ứng dụng và mối liên hệ với Phong Thủy:

 1. Tinh ( - Essence)

Định nghĩa: Tinh là "năng lượng nguyên bản" của cơ thể, bao gồm:
  • Tinh tiên thiên (先天生精): Di truyền từ cha mẹ, là nền tảng cho sự sống và tiềm năng phát triển.
  • Tinh hậu thiên (后天生精): Được bổ sung qua dinh dưỡng, giấc ngủ, và sinh hoạt hàng ngày.
Vai trò:
  • Là nguồn gốc của Khí và Thần, quyết định sự phát triển thể chất, trí tuệ, và khả năng sinh sản.
  • Khi Tinh suy kiệt, cơ thể dễ mắc bệnh, lão hóa nhanh, mất khả năng sinh lý.
Ứng dụng trong đời sống:
  • Dinh dưỡng: Ăn uống đủ chất, ưu tiên thực phẩm bổ dưỡng (các món hầm, ngũ cốc, rau xanh).
  • Giấc ngủ: Ngủ đủ 7-8 tiếng, đi ngủ trước 11 giờ để phục hồi Tinh.
  • Tránh kiêng dâm: Hạn chế quan hệ tình dục quá mức, vì Tinh sẽ bị tiêu hao nhanh (theo Y học cổ, mỗi lần phóng tinh mất 1/3 lượng Tinh).

 2. Khí ( - Qi - Vital Energy)

Định nghĩa: 
Khí là năng lượng vận hành các cơ quan, tuần hoàn máu, và điều hòa cơ thể. Có nhiều loại Khí:
  • Nguyên khí (元气): Nguồn năng lượng cơ bản, được sinh ra từ Tinh.
  • Tổng khí (宗气): Hỗ trợ hô hấp và tim mạch.
  • Vệ khí (卫气): Bảo vệ cơ thể khỏi ngoại tà (virus, vi khuẩn).
Vai trò:
  • Khí điều hòa Âm Dương, duy trì chức năng nội tạng.
  • Khí yếu dẫn đến mệt mỏi, dễ bệnh; Khí mạnh giúp cơ thể kháng bệnh.
Ứng dụng trong đời sống:
  • Thực hành khí công: Tập Qigong, Thái Cực Quyền để kích thích lưu thông Khí.
  • Hít thở sâu: Tập thở 4-7-8 (thở vào 4s, giữ 7s, thở ra 8s) để tăng cường năng lượng.
  • Ăn uống đúng giờ: Ăn đúng bữa để hỗ trợ hệ tiêu hóa sản sinh Khí.

 3. Thần ( - Spirit/Mind)

Định nghĩa: Thần là ý thức, tâm trí, và tinh thần. Nó liên quan đến:
  • Trí tuệ: Khả năng suy nghĩ, học hỏi.
  • Cảm xúc: Tính cách, phản ứng với stress.
  • Ý chí: Mục tiêu sống, động lực.
Vai trò:
  • Thần điều khiển hành vi và quyết định.
  • Thần ổn định giúp ngủ ngon, ăn uống tốt; Thần suy nhược gây lo âu, trầm cảm.
Ứng dụng trong đời sống:
  • Meditation: Thiền định 10-15 phút/ngày để cân bằng tâm trí.
  • Giao tiếp tích cực: Giữ mối quan hệ lành mạnh để tránh căng thẳng.
  • Sống có mục tiêu: Tìm niềm vui trong công việc, sở thích để nuôi dưỡng ý chí.

4. Mối liên hệ giữa Tinh-Khí-Thần và Phong Thủy

Phong Thủy và Y học cổ truyền đều dựa trên nguyên lý Âm Dương - Ngũ Hành để cân bằng năng lượng. Dưới đây là các điểm kết nối cụ thể:
4.1. Dòng chảy Khí (Qi) trong không gian:
  • Phong Thủy nhấn mạnh việc sắp xếp nhà cửa sao cho Khí lưu thông tự do, tránh tắc nghẽn. Một môi trường Phong Thủy tốt giúp cơ thể hấp thụ Khí dồi dào, hỗ trợ Tinh và Thần.
  • Ví dụ: Đặt giường sao cho đầu hướng về phía có nhiều ánh sáng tự nhiên (tăng Khí), tránh cửa sổ đối diện trực tiếp (giảm khí tán).
4.2. Ngũ Hành và sức khỏe:
  • Mỗi yếu tố Ngũ Hành (Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ) tương ứng với một nội tạng và chức năng. Cân bằng Ngũ Hành trong không gian (ví dụ: dùng cây xanh tăng Mộc, nước tăng Thủy) giúp hỗ trợ hệ thống Khí và Tinh.
4.3. Bát Quái (Bagua):
  • Bát Quái trong Phong Thủy chia nhà thành 8 khu vực, mỗi khu đại diện cho một khía cạnh cuộc sống (sức khỏe, tài lộc, quan hệ...). Tối ưu hóa từng khu vực giúp tăng cường năng lượng tương ứng, từ đó hỗ trợ Tinh-Khí-Thần.
4.4. Âm Dương trong môi trường sống:
  • Cân bằng giữa không gian mở (Dương) và không gian kín (Âm) giúp cơ thể điều hòa Khí, tránh mất ngủ hoặc uể oải.

 5. Kết luận: 

Tinh-Khí-Thần là nền tảng của sức khỏe toàn diện. Để sống lâu và khỏe mạnh, cần:
  • Nuôi dưỡng Tinh bằng chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học.
  • Tăng cường Khí qua vận động và hít thở.
  • Làm chủ Thần bằng tâm trí tích cực và mục tiêu rõ ràng.
Kết hợp Phong Thủy vào cuộc sống (sắp xếp không gian, sử dụng yếu tố tự nhiên) sẽ tạo môi trường hỗ trợ tối đa cho ba yếu tố này. Điều này phản ánh triết lý "lấy thiên nhiên làm thầy" trong văn hóa Á Đông.

Lưu ý: Tam Bảo là nền tảng, nhưng nếu có bệnh nghiêm trọng cần kết hợp Tây y để điều trị toàn diện hiệu quả!

---------------------------------------------------

Nguồn ảnh: caycanhthiennhien.com

P/s: giải thích Thư pháp Chu Giang Phong
Thiên hữu tam bảo: Nhật-nguyệt-tinh;
Địa hữu tam bảo: Thủy-hỏa-phong;
Nhân hữu tam bảo: Tinh-khí-thần.
Hội dụng tam bảo Thiên Địa thông.

Nghĩa là
Trời có ba thứ quý: Mặt trời, mặt trăng và các vị tinh tú. 
Đất có ba thứ quý là Nước, gió và lửa. 
Con người cũng có ba thư quý giá là: Tinh, Khí và thần. 
Tập hợp và hội dụng được ba thứ đó thì câu thông được với trời đất.

Hiểu rộng
Trời có ba của báu ấy mà hoá sinh ra vạn vật, dưỡng dục muôn loài, chuyển luân càn khôn thế giới, phân ranh ngày đêm.
Đất nhờ ba của báu ấy mà mưa gió điều hòa, cỏ cây tươi nhuận thời tiết có bốn mùa.
Người có của báu ấy để nuôi dưỡng thân thể, minh mẩn phát kiến khoa học giúp nhân loại.
Con người qui được tam bửu ngũ hành thì đắc quả đạt đạo, còn chơi bời trác táng làm hư hoại tam bảo ngũ hành thì thân bại , hình người mà dạ thú. Vậy phải giữ gìn tinh , khí , thần như báu vật.

Trân trọng! 

-----------------------------------------------------------------------------

Phong Thủy Nhân Thường Phái

NGÔI NHÀ AN VUI

Ths. Kts. Bùi Quốc Hưng – DĐ: 0903399208


07 tháng 7 2025

Thủ pháp quy hoạch kiến trúc Lăng Hoàng đế Minh Mạng

Thủ pháp quy hoạch kiến trúc Lăng của Hoàng đế Minh Mạng, triều Nguyễn (1802-1945), Việt Nam 


 

Hoàng đế Minh Mạng (1820-1841) là vị Hoàng đế thứ hai của triều Nguyễn (1802-1945), lăng tẩm của ông được xây dựng vào khoảng những năm 1840-1843 tại Huế, cố đô của Việt Nam, và được coi là quần thể lăng tẩm lớn nhất, tráng lệ nhất trong thời kỳ vàng son của triều Nguyễn còn lưu lại cho đến ngày nay. Lăng tẩm của Hoàng đế Minh Mạng là một trong những bộ phận cấu thành quan trọng của Quần thể Di tích Cố đô Huế, được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới vào tháng 12/1993, chứa đựng nhiều giá trị lịch sử, văn hóa, khảo cổ, kiến trúc và nghệ thuật. Bài báo này dựa trên các tài liệu lịch sử đáng tin cậy và các nguồn cơ sở dữ liệu xác thực nhằm mục đích nghiên cứu lịch sử xây dựng, khái niệm phong thủy địa lý và thủ pháp thiết kế quy hoạch áp dụng cho việc xây dựng. Thông qua nghiên cứu này, ý tưởng kiến trúc và các nguyên tắc thiết kế quy hoạch mặt bằng tổng thể đã được xác định bao gồm: Nguyên tắc trục đối xứng, phương pháp tịnh tiến và triển khái đơn vị thiết kế cơ sở, đơn vị đo đạc thi công đã đưa ra cách tiếp cận hiệu quả để xác định đặc điểm nguyên lý thiết kế quy hoạch kiến trúc lăng của Hoàng đế Minh Mạng.

Hoạ đồ Phong Thủy lăng của Hoàng đế Minh Mạng (bản vẽ của Nguyễn Thứ)


Mặt bằng tổng thể lăng của Hoàng đế Minh Mạng và các hạng mục công trình


Giới thiệu về lăng của Hoàng đế Minh Mạng

Hoàng đế Minh Mạng (明命皇帝) tức Nguyễn Thánh Tổ (阮聖祖), tên huý là Nguyễn Phúc Đảm (阮福膽), con trai thứ tư của Hoàng đế Gia Long và Thuận Thiên Cao Hoàng Hậu Trần Thị Đang. Ông sinh là vị Hoàng đế thứ hai của triều Nguyễn (1820 – 1841), vị Hoàng đế tài ba, anh minh và siêng năng, tiếp nối một cách xuất sắc sự nghiệp của ông cha để lại. Lăng của Hoàng đế Minh Mạng tọa lạc dưới chân núi Cẩm Kê thuộc làng An Bằng, xã Hương Thọ, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế, cách TP Huế 12 km về phía Tây-Nam. Năm Minh Mạng thứ 21 (1840) đổi tên núi Cẩm Kê thành Hiếu Sơn, năm Thiệu Trị thứ 1 (1841) dâng tên là Hiếu Lăng (孝陵).

Xét về yếu tố địa lý phong thuỷ, dải đất thôn La Khê (thuộc làng An Bằng, xã Hương Thọ, huyện Hương Trà) được vua Minh Mạng phê chuẩn, thực sự có đủ các yếu tố phong thuỷ địa lý cần thiết cho việc xây sơn phần của Hoàng đế. Nhìn tổng quan từ ngoài vào thì cuộc đất này có ngã ba Bằng Lãng làm “minh đường”, núi Phú Sơn (ở Hương Thuỷ) làm “tiền án”, núi Ngọc Trấn làm “tả thanh long”, núi Tôn Sơn làm “hữu bạch hổ” và vị trí Hiếu Lăng là trung tâm của cuộc đất đó (hình 1). Nhìn từ trong ra thì suối nước từ núi Cẩm Kê chảy từ phía sau bên trái vòng lên qua phía trước Minh Lâu đổ vào Trừng Minh Hồ rồi chảy sa sông Hương, thế nước chảy này gọi là “Tả sa tác án chi huyền thuỷ” (nước chảy từ bên trái theo hình chữ chi tạo thành minh đường phía trước). Lăng Minh Mạng có diện tích tổng mặt bằng 23,6 ha, tổng thể kiến trúc lăng bao gồm các phần chính: Bửu Thành (nơi an táng thi hài Hoàng đế), Minh Lâu và Hoa Biểu Trụ, khu vực Tẩm Điện (nơi thờ cúng), sân Bái Đình, khu vực Bi Đình và sân chầu, các công trình kiến trúc phụ bố trí trên các ngọn đồi xung quanh Trừng Minh Hồ và Tân Nguyệt Hồ, bốn phía có La Thành bao bọc.

Nét nổi bật trong qui hoạch xây dựng lăng Minh Mạng là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa kiến trúc (yếu tố nhân tạo) và cảnh quan thiên nhiên (yếu tố thiên tạo), sự hoà quyện giữa không gian tâm linh và không gian cảnh quan sinh thái. Lăng Minh Mạng hoàn chỉnh trong sự đăng đối uy nghi, là sự cụ thể hoá ý chỉ của Hoàng đế và tiềm lực quốc gia bằng một đồ án xây dựng lăng tẩm qui mô, hoành tráng nhất trong các triều đại phong kiến và quân chủ Việt Nam từ thời lập quốc cho đến khi có quốc hiệu Đại Nam dưới thời Minh Mạng.

Sau khi phê chuẩn cuộc đất xây dựng sơn phần của mình, vua Minh Mạng cho Thượng thư bộ Binh là Trương Đăng Quế và Thương thư bộ Công là Bùi Công Huyên vẽ bản đồ địa cuộc và đề xuất phương án kiến trúc. Ngày đinh sửu, tháng 8 năm Canh tý (1840) chính thức cho tổ chức khởi công xây dựng công trình (1).

Đợt đầu tiên đã huy động 3000 dân binh phát cây, đốt cỏ, san sân, đào hồ do Trương Đăng Quế và Hà Duy Phiên trực tiếp điều hành trông coi. Công việc xây lăng bắt đầu chưa được bao lâu thì vua Minh Mạng lâm trọng bệnh, ngày 28/12/ Canh Tý (1840) ông qua đời. Vua Thiệu Trị lên nối ngôi, tháng giêng (2/1841) đã sai các quan đại thần chỉ huy gần 10.000 lính thợ tiếp tục thi công công trình theo đúng thiết kế của vua cha để lại. Vào ngày Bính Thân tháng 4 năm Tân Sửu (Thiệu Trị nguyên niên, năm 1841) hoàn thành việc tô vẽ trang trí Sùng Ân Điện, đến cuối tháng 6/1841 các công trình khác mới tiếp tục hoàn thành. Ngày Tân Dậu, mồng 9 tháng 7 năm Tân Sửu (1841), triều đình làm lễ an táng Hoàng đế Minh Mạng, khi ấy thi hài nhà Vua mới được đưa vào an táng ở Bửu Thành (2). Tháng 12/1841 hoàn thành bia “Thánh Đức Thần Công” và dựng ở Bi Đình, những năm sau đó tiếp tục xây dựng kè đá, lát gạch các lối đi và trồng cây xanh trong khuôn viên lăng tẩm cho đến khi hoàn thành vào cuối năm 1843.

Căn cứ vào ghi chép trong Khâm Định ĐNHĐ Sự Lệ (Chính biên), Đại Nam Nhất Thống Chí (thời Tự Đức, Duy Tân), thì các thông tin mô tả về Hiếu Lăng tương đối thống nhất, trên thực tế các hạng mục được mô tả trong sử liệu hầu hết còn tồn tại, hoặc nếu đã bị sụp đổ thì vẫn xác định được phế tích nền móng và các chủng loại vật liệu như gạch, ngói, pháp lam còn sót lại.

Thủ pháp thiết kế quy hoạch lăng của Hoàng đế Minh Mạng

Các nguồn sử liệu triều Nguyễn khi mô tả tổng thể lăng Minh Mạng đều bắt đầu từ Bửu Thành hướng Tây sang Đông theo trục Dũng đạo và ra hai bên tả/hữu theo hướng Bắc sang Nam, trong đó yếu tố Hoa Biểu trụ được mô tả xác định trục không gian trung tâm của tổng thể kiến trúc chính từ trong ra ngoài là: Bửu Thành, Tam Tài Sơn, Tẩm Điện và Bái Đình (3). Thông tin này là sự gợi ý hữu ích xác định trục cơ sở cho việc triển khai phân tích lưới trượng. Trong phân tích này, chúng tôi sử dụng hệ lưới trượng với giá trị 1 trượng=3820mm (trượng của Lỗ Ban xích) (4), triển khai từ trục trung tâm (trục Dũng Đạo) theo hướng Đông – Tây và trục đi qua tim của hai Hoa Biểu Trụ theo hướng Bắc-Nam. Kết quả phân tích cho thấy :

Bản đồ phân tích lưới trượng khu vực trung tâm lăng Minh Mạng (dựa trên tư liệu trắc đạc của Viện Di sản Waseda, Tokyo-Nhật bản bằng máy toàn đạc quang tuyến và định vị GPS)



Bửu Thành (nhìn từ Minh Lâu)



Tẩm Điện (nhìn từ Minh Lâu)

1. Hoa Biểu trụ là cơ sở xác lập mối quan hệ giữa Bửu Thành và Tẩm Điện

Theo hướng Bắc-Nam đối xứng qua trục Dũng đạo, ô trượng thứ 10 tính từ trục Dũng Đạo ra hai bên tả/hữu là vị trí của hai Hoa Biểu Trụ (khoảng cách tim-tim của Hoa Biểu Trụ là 19 trượng) được đặt trên hai ngọn núi là Thành Sơn (tả/bên trái) và Bình Sơn (hữu/bên phải); Ô trượng thứ 8 ra hai bên tả/hữu là giới hạn mặt Bắc và mặt Nam của khu vực Tẩm Điện (bề ngang của khu vực Tẩm Điện là 16 trượng); Ô trượng thứ 3 ra hai bên tả/hữu là giới hạn của tường mặt Bắc và mặt Nam của Sùng Ân Điện (bề ngang của Sùng Ân Điện là 6 trượng) và ô trượng thứ 11 ra hai bên tả/hữu là giới hạn mặt Bắc và mặt Nam của Bửu Thành (đường kính của Bửu Thành là 22 trượng).

Theo hướng Đông-Tây tính từ trục tim của Hoa Biểu trụ vào đến Bửu Thành Môn = khoảng cách ra đến tâm điểm của Sùng Ân Điện = 27 trượng (vị trí Bửu Thành Môn và tâm điểm của Sùng Ân Điện đối xứng nhau qua trục tim Hoa Biểu trụ); từ trục tim của Hoa Biểu trụ vào đến tâm điểm của Bửu Thành = khoảng cách ra đến tâm điểm của Hiển Đức Môn = 38 trượng (tâm điểm của Bửu Thành và tâm điểm của Hiển Đức Môn đối xứng nhau qua trục tim Hoa Biểu trụ); từ trục tim của Hoa Biểu trụ vào đến giới hạn cấp thứ nhất của Bửu Thành = khoảng cách ra đến giới hạn mặt Tây của Sùng Ân Điện = 24 trượng; Khoảng cách từ trục Dũng Đạo ra đến mép ngoài của Hoa Biểu trụ = khoảng cách từ trục tim Hoa Biểu Trụ ra đến giới hạn mặt Tây của Trừng Minh Hồ, tức là giới hạn lối vào Minh Lâu từ hướng Đông qua 3 chiếc cầu là Trung Đạo Kiều, Tả Phù Kiều và Hữu Bật Kiều.

Như vậy, trục tim Hoa Biểu trụ (hướng Bắc-Nam) và trục Dũng đạo (hướng Đông-Tây) chính là hai yếu tố cơ sở để qui hoạch các hạng mục công trình chính của Lăng. Đây là phương pháp qui hoạch đối xứng theo cả hai trục Bắc-Nam và Đông-Tây đặc rất trưng của lăng Minh Mạng. Bửu Thành là nơi an táng của thể xác, Tẩm Điện (Sùng Ân Điện) là nơi cư ngụ của linh hồn. Sự bố trí đối xứng vị trí của Bửu Thành Môn và tâm điểm của Sùng Ân Điện, vị trí tâm điểm của Hiển Đức môn và tâm điểm của Bửu Thành theo từng cặp qua trục tim của Hoa Biểu trụ là ý tưởng qui hoạch có chủ đích. Ở đây có sự cân bằng đan xen giữa thực và ảo, giữa cõi âm và cõi dương, giữa thể xác và linh hồn: Cửa của nơi linh hồn cư ngụ (Hiển Đức môn) cân bằng với nơi mà thể xác được an táng (Bửu Thành), cửa của nơi an táng thể xác (Bửu Thành môn) cân bằng với nơi cư ngụ của linh hồn (Sùng Ân Điện). Vì vậy, nếu xem trục Dũng đạo theo hướng Đông – Tây là trục qui hoạch xây dựng thì trục tim Hoa Biểu trụ theo hướng Bắc – Nam là trục tâm linh. Đây là biểu hiện có chủ đích về sự cân bằng động (đối xứng tương đối) và cân bằng tĩnh (đối xứng tuyệt đối) giữa thể xác và linh hồn của vị Hoàng đế khi trở về với cõi vĩnh hằng.

2. Nguyên tắc qui hoạch các khu vực trên trục Dũng Đạo

Trục Dũng đạo hướng Đông-Tây ở vị trí trung tâm trên đó bố trí các hạng mục quan trọng: Từ trong ra là Bửu Thành, Minh Lâu, Sùng Ân Điện, Hiển Đức môn, Bi đình và ngoài cùng là Đại Hồng môn. Các công trình phối thuộc khác như Đông/Tây Phối Điện, Tả/Hữu Tùng Viện, Hoa Biểu trụ được bố trí hai bên theo nguyên tắc đối xứng tuyệt đối qua trục.

Theo chiều trục Đông-Tây, từ trục tim Hoa Biểu Trụ trở ra phía trước không còn mối quan hệ tỉ lệ nào với khu vực phía sau tính từ trục tim Hoa Biểu trụ vào đến Bửu Thành. Có thể hiểu rằng, sau khi qui hoạch vị trí của Bửu Thành và Tẩm điện bằng nguyên tắc đối xứng qua trục tim Hoa Biểu trụ, các khu vực còn lại tính từ tim Hoa Biểu trụ ra đến Đại Hồng môn được qui hoạch bằng một nguyên tắc khác (nguyên tắc tịnh tiến lưới trượng), cụ thể là:
  • Khoảng cách từ tim Hoa Biểu trụ ra đến giới hạn mặt Tây của khu vực Tẩm điện = chiều dài của khu vực Tẩm Điện = 19.5 trượng, diện tích của khu vực Tẩm Điện là 16 trượng (chiều ngang) x 19.5 trượng (chiều dài);
  • Từ giới hạn mặt Đông khu vực Tẩm điện (từ Hiển Đức môn) ra Bái đình 3 cấp, mỗi cấp 4 trượng, tổng diện tích Bái Đình 12 trượng vuông;
  • Từ cấp thứ ba của Bái Đình ra đến bậc cấp trước Bi Đình = khoảng cách từ Bi đình ra đến Đại Hồng môn = 11 trượng (diện tích của mỗi khoảng sân này = 12 trượng x 11 trượng).
3. Vị trí và qui mô các công trình kiến trúc khu vực trung tâm

Sùng Ân điện với tư cách là Chủ điện được qui hoạch trong phạm vi 6 trượng vuông trên trục Dũng đạo. Vị trí tâm điểm của ngôi điện này có quan hệ đối xứng với Bửu Thành Môn qua trục tim của Hoa Biểu trụ như đã đề cập ở trên, tuy nhiên hệ lưới cột của công trình này không có mối quan hệ nào với hệ lưới trượng qui hoạch tổng thể nhưng lại có mối quan hệ khác với các công trình xung quanh, cụ thể là:

  • Diện tích 5 gian chính của Chính Điện = diện tích Đông/Tây Phối Điện = diện tích Tả/Hữu Tùng Viện = 44 xích x 26.3 xích;
  • Khoảng cách từ trục Dũng Đạo ra đến nền Đông/Tây Phối Điện và Tả/Hữu Tùng Viện = chiều ngang của 5 gian Chính Điện = 44 xích;
  • Vị trí của 4 công trình Đông/Tây Phối Điện và Tả/Hữu Tùng Viện được xác định dựa vào giới hạn 4 mặt nền của khu vực Tẩm điện, từ mép nền khu vực Tẩm Điện vào phía trong 1 trượng là mép nền công trình;
  • Kích thước bề ngang của Hiển Đức môn = kích thước mỗi cạnh của Minh Lâu = 31.2 xích; kích thước bề ngang của Đông/Tây Phối điện = kích thước mỗi cạnh của Bi đình = 26.3 xích;
  • Kích thước bề ngang của sân Bái đình = khoảng từ Hiển Đức môn vào đến tâm điểm của Sùng Ân điện = 12 trượng; Tổng diện tích 3 cấp sân Bái Đình = 12 trượng x 12 trượng =3/4 diện tích khoảng sân từ Hiển Đức môn vào đến tâm điểm của Sùng Ân điện (16 trượng x 12 trượng).

Như vậy, khu vực trung tâm của lăng Minh Mạng được qui hoạch theo 3 nguyên tắc: Thứ nhất là, nguyên tắc đối xứng trục; thứ hai là, nguyên tắc tịnh tiến lưới trượng; thứ ba là, nguyên tắc triển khai đơn vị diện tích cơ sở. Mỗi nguyên tắc được áp dụng cho một mục đích cụ thể, cả 3 nguyên tắc được áp dụng đồng thời một cách nhất quán và có trình tự từ tổng thể đến chi tiết. Trong đó, việc qui hoạch vị trí của phần Lăng (Bửu Thành) và phần Tẩm (Sùng Ân điện) đối xứng qua trục tim Hoa Biểu Trụ là trọng tâm để từ đó triển khai các nguyên tắc qui hoạch khác.

Vai trò và ý nghĩa biểu trưng của công trình Minh Lâu

Minh Lâu (明楼) với ý nghĩa là cái lầu sáng được qui hoạch ở cote cao độ tương đồng với cote nền của khu vực Tẩm điện và tọa lạc ở vị trí ngay trước trục tim Hoa Biểu Trụ. Từ đây có thể quan sát được bốn phương tám hướng của lăng Minh Mạng. Nhìn về hướng Đông (nơi bắt đầu) là Tẩm điện nơi cư ngụ của linh hồn, nhìn về hướng Tây (chốn đi về) là Bửu Thành nơi an nghỉ của thể xác, nhìn về hướng Bắc (hướng tổ tiên) có 5 ngọn đồi phía trên đó đặt 5 công trình kiến trúc, nhìn về hướng Nam (hướng thánh nhân) có 1 ngọn đồi và 1 hòn đảo. Tổng cộng có 6 ngọn đồi và 1 hòn đảo, trên đó có 7 công trình kiến trúc tượng trưng cho Bắc Đẩu Tinh, mà đó chính là hình ảnh của Vũ trụ thu nhỏ.

Ngoài ra, mặt bằng Bửu Thành được thiết kế hình tròn tượng trưng cho Trời, mặt bằng Sùng Ân Điện và Minh Lâu được thiết kế hình vuông tượng trưng cho Đất. Vì vậy, Minh Lâu được quy hoạch ở vị trí phân đôi giữa phần Tẩm và phần Lăng, được xem như là trạm dừng chân cuối cùng của thực tại trong thế giới duy độ vật chất để bước qua cánh cổng sang cõi vĩnh hằng trong thế giới duy độ tinh quang mà biểu hiện của nó chính là hai tháp Hoa trụ biểu luôn được thiết kế cao nhất trong tổng thể kiến trúc các khu lăng tẩm Hoàng đế triều Nguyễn ở Huế.

Công trình Minh Lâu nhìn từ hướng Đông


Kết luận

Nghiên cứu này dựa trên các tài liệu lịch sử đáng tin cậy và các nguồn cơ sở dữ liệu đo đạc thực địa, đã xác minh lịch sử xây dựng và các nguyên tắc quy hoạch đã được áp dụng để xây dựng Lăng của Hoàng đế Minh Mạng. Từ đó có thể kết luận rằng nguyên tắc phong thủy hình thái đã được áp dụng từ vĩ mô đến vi mô trong công tác quy hoạch xây dựng một cách nhất quán bằng hình thức đối xứng trục, tịnh tiến, triển khai lưới trượng và nghệ thuật bài trí cảnh quan kiến trúc hài hòa với thiên nhiên xung quanh.

Đơn vị đo đạc dùng trong thiết kế quy hoạch là hệ trượng (1 trượng = 10 thước = 3820mm) được giá trị hóa bằng đơn vị chiều dài của thước Lỗ Ban. Tổng kể kiến trúc Lăng được quy hoạch dựa trên 2 trục chính: Thứ nhất, trục Dũng đạo là trục trung tâm (theo chiều Đông-Tây) đóng vai trò là trục quy hoạch xây dựng bằng thủ pháp quy hoạch đối xứng tuyệt đối hai tháp Hoa Biểu trụ và các công trình phối thuộc 2 bên tả/hữu của trục này nhằm biểu đạt thị giác cân bằng tĩnh; thứ hai, trục Hoa Biểu trụ (theo chiều Bắc-Nam) đóng vai trò là trục tâm linh bằng thủ pháp quy hoạch đối xứng tương đối, phân tách và biểu đạt thị giác cân bằng động giữa phần Lăng (thể xác) và phần Tẩm (linh hồn) theo chiều dọc của Lăng. Bên cạnh đó, nguyên tắc tịnh tiến và triển khai lưới trượng (đơn vị quy hoạch cơ sở) được áp dụng một cách nghiêm ngặt đối với các công trình trong khu vực trung tâm, trong khi các công trình kiến trúc ở khu vực xung quanh được quy hoạch với đường nét bất quy tắc làm mềm bố cục đối xứng và hài hòa với cảnh quanh thiên nhiên.


Mặt bằng tổng thể lăng Minh Mạng và các công trình phối thuộc trên các ngọn đồi

Ghi chú:
1. Truy Tư Trai (Phúc Am Sơn);
2. Quan Lan Sở/Đạo Thống Sơn;
3. Linh Phương Các/Khải Thạch Sơn;
4. Thuần Lộc Hiên/Đức Hóa Sơn;
5. Tả Tùng Phòng/Tĩnh sơn;
6. Hữu Tùng Phòng/Ý Sơn;
7. Hư Hoài Tạ/Trấn Thủy Đảo

Công trình Minh Lâu là điểm nhấn kiến trúc cảnh quan và tâm linh, được đặt trên ngọn núi Tam Tài Sơn (tượng trưng cho Thiên-Địa-Nhân), được bố trí ở giữa phần Lăng và phần Tẩm trong mối tương quan vị trí với Sùng Ân điện và Bửu Thành môn. Ba công trình kiến trúc này lần lượt biểu đạt ba thể của đời sống vật chất và tinh thần luôn đan xen hòa quyện khó phân tách trong triết lý phương Đông: Hiện tại, Quá khứ và Tương lai. Từ Minh lâu có thể quan sát toàn cảnh của Lăng, trong đó nhìn thấy được 7 ngọn đồi biểu hiện của 7 ngôi sao chính trong chòm sao Bắc Đẩu Tinh tượng trưng cho chiều kích không gian vũ trụ, nơi linh hồn của Hoàng đế Minh Mạng đang ngự trị bởi vì Hoàng đế phương Đông được mệnh danh là Thiên tử.

Có thể nhận định rằng, khi một nền kiến trúc có thể chứa đựng cả giá trị vật chất lẫn tinh thần, được xây dựng nên bởi trí tuệ thông minh và tồn tại bền vững cho đến này nay là một nền kiến trúc có đẳng cấp trên Thế giới, đó chính là một trong những lý do quan trọng để Quần thể Di tích Cố đô Huế trong đó bao gồm lăng của Hoàng đế Minh Mạng được công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới vào tháng 12/1993. Bài báo này nhằm báo cáo các kết quả nghiên cứu đã đúc kết được như một phần thông điệp từ quá khứ gửi đến hiện tại và tương lai.

ThS.KTS Võ Ngọc Hùng
Khoa Kiến trúc, Đại học Silpakorn, Bangkok, Thái Lan
TS.KTS Lê Vĩnh An
Viện Kỹ thuật & Công nghệ Việt-Nhật, Đại học Duy Tân, Đà Nẵng, Việt Nam
(Bài đăng trên Tạp chí Kiến trúc số 09-2022)

Chú thích:
(1) Quốc Sử Quán triều Nguyễn, Đại Nam thực Lục (Chính biên), tập 5, trang 780, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2007;
(2) Quốc Sử Quán triều Nguyễn, Đại Nam thực Lục (Chính biên), tập 5, trang 889, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2007;
(3) Nội Các triều Nguyễn, Khâm Định Đại Nam Hội Điển Sự Lệ (Chính biên), Công Bộ, tập 13 (quyển 216), trang 322, NXB Thuận Hoá, Huế 1993;
(4) Đặng Xuân Bảng, Nam Phương Danh Vật Bị Khảo, Tập 3, Bo Cong, 18a, dòng 3-4. NXB Thien Dinh, Sài Gòn 1902 (nguồn: National Library of Viet Nam); Nguyễn Đình Đầu, Nghiên cứu Địa bạ triều Nguyễn, tập Thừa Thiên Phủ, trang 4, NXB Thành phố Hồ Chính Minh, 1997.

Trân trọng! 

-----------------------------------------------------------------------------

Phong Thủy Nhân Thường Phái

NGÔI NHÀ AN VUI

Ths. Kts. Bùi Quốc Hưng – DĐ: 0903399208

KHÁI NIỆM CƠ BẢN 1

 

KHÁI NIỆM CƠ BẢN 1: 

VỀ NGUYÊN LÝ PHONG THỦY KHÍ

 



Lý thuyết phong thủy, một phương pháp cổ xưa để đánh giá môi trường địa lý, dựa trên sự xem xét toàn diện các yếu tố như địa lý, khí tượng, kiến trúc và thiết kế cảnh quan. Nguyên lý điều hòa khí trong Phong Thủy đi sâu hơn nữa vào lý thuyết truyền thống này và đưa ra khái niệm "điều hòa khí". Khí chỉ quy luật vận hành của vũ trụ và những quy luật thay đổi của năng lượng tự nhiên theo thời gian, địa điểm và điều kiện môi trường khác nhau.

Xét từ góc độ khoa học (trong bối cảnh phong thủy), Phong thủy dựa trên các học thuyết Ngũ hành, Âm dương, Thiên can Địa chi để tiến hành định vị không gian và đánh giá môi trường. Trong lý thuyết Phong Thủy, "Khí" được coi là một loại năng lượng tự nhiên của vũ trụ, có ảnh hưởng đến cả con người và môi trường.

Điều hòa Khí là thông qua quan sát và tính toán, để hiểu và nắm vững các quy luật lưu động, chuyển hóa và tác dụng của Khí. Vì vậy, hiểu được nguyên lý điều hòa Khí cũng đồng nghĩa với việc nắm vững cốt lõi của lý thuyết Phong Thủy.

Nguyên lý của Phong Thủy là mỗi phương vị đều có Ngũ hành. Giả sử bạn cần nước, không nhất thiết phải ngủ ở phương Bắc thì mới có nước, bởi vì mỗi phương vị còn có sự điều hòa khí riêng, giống như sự trao đổi chất của con người, có lúc lên lúc xuống. Giả sử phương vị bạn ngủ đang ở vận suy, bạn có thể cần tìm một phương vị khác để hấp thụ một loại nước khác.

Ví dụ: bạn có thể cần đổi sang ngủ ở vị trí Thìn để hấp thụ Quý Thủy, hoặc ngủ ở phương vị Kim vượng để Kim sinh Thủy, đây chính là sự vận động của Phong Thủy.

Cho nên Phong Thủy nhất định phải phân tích cụ thể từng trường hợp, không có một phương vị nào mãi mãi là tốt nhất, giống như không có một người nào mãi mãi khỏe mạnh. Phong Thủy là tính toán cho mỗi một phương vị, là khi bạn sử dụng phương vị đó sẽ biết là cát hay hung, là suy hay vượng. Khi bạn tính toán được sự di chuyển của Cửu Tinh, thì có thể tìm ra vị trí nào đang vận hành loại vận khí gì.

Ví dụ phương Nam đại diện cho Hỏa, loại Hỏa này rốt cuộc là độc Hỏa hay là Hỏa có lợi? Hỏa gặp Thổ sẽ bị suy yếu, giả sử năm đó sao Bát Bạch bay vào phương Nam, sẽ làm tiêu hao sức mạnh của Hỏa ở phương Nam, bạn dù ngủ ở phương Nam cũng không thể hấp thụ được Ngũ hành Hỏa.

Điều tiếp theo tôi muốn nói đến là phương pháp phi tinh của Niên tinh. Đương nhiên, bạn có thể hàng tháng, hàng ngày, thậm chí mỗi khắc giờ đều lợi dụng phép di chuyển của các sao để tìm ra phương vị, nhưng kinh nghiệm thực tế của tôi cho thấy, sao năm là cách tính toán phương vị có lợi nhất, hiệu lực của các thời điểm khác đều không bằng.

Phong Thủy nói về những bí mật của vũ trụ, nếu bạn không tham gia vào đó, giữ cho đầu óc tỉnh táo, bạn sẽ có thể nắm vững những bí mật trong đó. Nhưng giả sử bạn tham gia vào đó, bởi vì đã phát sinh nhân quả cá nhân, thì thường sẽ bị giới hạn mà không thể tính toán chính xác tất cả các phương vị, đây chính là huyền cơ của vũ trụ.

Tóm lại:

  • Tính toàn diện: Phong thủy xem xét nhiều yếu tố môi trường.
  • Khí là cốt lõi: Năng lượng Khí chi phối mọi sự vận hành.
  • Tính linh hoạt: Không có hướng nào cố định tốt hay xấu, cần xem xét sự điều hòa Khí và tương tác Ngũ hành.
  • Thời vận quan trọng: Sự thay đổi của năng lượng theo thời gian (vận niên) ảnh hưởng đến từng phương vị.
  • Cửu Tinh là công cụ: Hệ thống Cửu Tinh giúp đánh giá vận khí theo thời gian và không gian.
  • Tính cá nhân hóa: Phong thủy cần được phân tích dựa trên hoàn cảnh cụ thể.
  • Tâm thế người nghiên cứu: Sự khách quan và tĩnh tâm là cần thiết để thấu hiểu các nguyên lý sâu sắc của phong thủy.

Bài viết được Trích và dịch từ trang: Học viện Nghiên cứu Kinh Dịch Hoa Hạ

Trân trọng! 

-----------------------------------------------------------------------------

Phong Thủy Nhân Thường Phái

NGÔI NHÀ AN VUI

Ths. Kts. Bùi Quốc Hưng – DĐ: 0903399208

 

BÀI TÍNH NGŨ HÀNH

 

BÀI TÍNH NGŨ HÀNH KHUYẾT - VƯỢNG qua TỨ TRỤ

--------------

1. Chuyển đổi sang lịch Âm và xác định Tứ Trụ

·        Dương lịch: 23h10 ngày 24/4/2014 → Âm lịch:

·        Giờ Tý (23h00–1h00), ngày 25 tháng 3 năm Giáp Ngọ (2014).

·        Tứ Trụ: phân tích

- Giờ: Nhâm Tý

- Ngày: Ất Mùi

- Tháng: Mậu Thìn

- Năm: Giáp Ngọ

2. Xác định Thiên Can, Địa Chi và Tàng Can (Ẩn):

Ghi chú: cách xác định Tàng can ẩn qua 12 địa chi các bạn nên tra sách

3. Tính điểm Ngũ Hành (kết hợp Tàng Can và Hệ số điều chỉnh):

·        Công thức:

`Điểm hành = (Thiên Can + Tàng Can) × Hệ số trụ`

·        Giải thích:

* Hệ số Tàng Can: Tỷ lệ 70% (chính khí) + 30% (tàng khí).

Ví dụ: Ngọ chứa Đinh (70%) và Kỷ (30%).

* Ví dụ tính Thổ ở trụ Tháng:

Mậu (Thổ) + Ất (Mộc) + Quý (Thủy) + Mậu (Thổ)

→ Chỉ tính Mậu (Thổ) chính khí: (2.5 \times 1 = 2.5).

4. Bảng tổng hợp Ngũ Hành:

→ Hành khuyết: Kim (0 điểm), Thủy yếu.

5. Nhận xét tổng thể

+ Thế cục: Thổ vượng (6.7),Mộc bình hòa (5.25), Hỏa và Thủy trung bình, Kim hoàn toàn khuyết.

+ Tương tác: Thổ quá nhiều sinh Kim yếu (Thổ sinh Kim nhưng Kim không tồn tại), dễ gặp vấn đề về hô hấp, da, tài chính.

+ Tính cách: Trung thực, kiên nhẫn nhưng thiếu quyết đoán, dễ do dự.

6. Phân tích năm 2025 (Ất Tỵ)

+ Năm Ất Tỵ: Thiên Can Ất (Mộc), Địa Chi Tỵ (Hỏa).

+ Ảnh hưởng:

- Mộc (Ất) + Hỏa (Tỵ) tăng cường Mộc/Hỏa → Thổ tiếp tục vượng (Mộc khắc Thổ), Kim càng yếu.

- Dễ căng thẳng, mệt mỏi, tiêu hao tiền bạc. Cần đề phòng bệnh đường hô hấp.

7. Giải pháp hóa giải

· Bổ sung Kim:

- Màu sắc: Trắng, bạc, vàng.

- Đá quý: Đá mặt trăng, ngọc trai.

- Vật phẩm: Đồng hồ kim loại, tượng kim loại.

· Hành động:

- Hướng Tây, Tây Bắc (khu vực Kim).

- Ăn đồ cay, hành, tỏi (tăng Kim).

· Năm 2025: Tránh đầu tư mạo hiểm, tập trung vào sức khỏe, đeo trang sức kim loại.

8. Lưu ý

- Kiêng kỵ Hỏa (đỏ, cam) và Thổ (vàng, nâu) để tránh làm Kim suy.

- Kết hợp Thủy (đen, xanh dương) để Kim sinh Thủy, tạo vòng tương sinh.

9. Kết luận

- Người này khuyết Kim, cần tăng cường hành Kim để cân bằng.

- Năm 2025 cần thận trọng về sức khỏe và tài chính, tập trung vào giải pháp bổ sung Kim.

Nhận xét riêng cho năm 2025:

Năm Ất Tỵ mang lại cơ hội học hỏi nhưng dễ hao tài. Đeo trang sức bạc hoặc đá trắng giúp giảm áp lực, tăng may mắn.

=============

P/s: Nội dung này chỉ dùng tham khảo bước đầu, mọi ứng dụng cần có kiến thức về Âm/ Dương, Ngũ Hành, Phong Thủy...để xử lý hiệu quả.

Trân trọng! 

-----------------------------------------------------------------------------

Phong Thủy Nhân Thường Phái

NGÔI NHÀ AN VUI

Ths. Kts. Bùi Quốc Hưng – DĐ: 0903399208

 

Bài viết nổi bật:

Tam Bảo: Tinh – Khí – Thần